Thế nào là u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng là một túi kín có chứa đầy các chất lỏng hoặc chất bán rắn, phát triển ở bên trong buồng trứng của người phụ nữ. Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, không gây khó chịu và vô hại. Phần lớn khối u nang buồng trứng có thể tự biến mất trong vòng vài tháng mà không cần phải điều trị. 

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng là gì? 

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh u nang buồng trứng nhưng nguyên nhân sâu xa là do rối loạn nội tiết tố và tình trạng suy giảm năng lượng tế bào. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh u nang buồng trứng, cụ thể: 

Các vấn đề về nội tiết tố: U nang buồng trứng cơ năng có thể phát triển khi phụ nữ gặp các vấn đề về nội tiết tố, hoặc do sử dụng những loại thuốc giúp rụng trứng, chẳng hạn như thuốc hỗ trợ sinh sản clomiphene (Clomid). 

Lạc nội mạc tử cung: Những người bị lạc nội mạc tử cung có thể phát triển một loại u nang buồng trứng, cụ thể là u nội mạc tử cung. Các mô lạc nội mạc tử cung sẽ bám dính vào buồng trứng và hình thành nên khối u. Những u nang này thường gây đau đớn cho bệnh nhân khi quan hệ tình dục và trong kỳ kinh nguyệt. 

Thai kỳ: U nang buồng trứng thường phát triển trong giai đoạn đầu của thai kỳ để giúp hỗ trợ bào thai cho đến khi nhau thai hình thành. Đôi khi, u nang vẫn còn tồn tại trên buồng trứng cho tới lúc hết thai kỳ và có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. 

Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng: Tình trạng nhiễm trùng khi lây lan đến buồng trứng và ống dẫn trứng có thể làm hình thành các u nang. 

lac-noi-mac-tu-cung-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-u-nang-buong-trung.webp

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến gây u nang buồng trứng 

Các dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng 

Thông thường, dấu hiệu u nang buồng trứng rất khó phát hiện vì bệnh không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xảy ra khi khối u nang phát triển lớn, bao gồm: 

  • Chướng bụng.
  • Rối loạn tiểu tiện: Buồn tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt, đôi khi tiểu ra máu.
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng chậu trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. 
  • Đau ở đùi hoặc lưng dưới. 
  • Đau khi quan hệ tình dục. 
  • Căng ngực. 
  • Buồn nôn và ói mửa. 

Một số triệu chứng nghiêm trọng của u nang buồng trứng cần được điều trị y tế ngay lập tức, bao gồm:

  • Sốt. 
  • Đau rõ rệt và nghiêm trọng ở vùng chậu. 
  • Thở nhanh. 
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt. 

ngat-xiu-la-mot-trieu-chung-nghiem-trong-cua-u-nang-buong-trung.webp

Ngất xỉu là một triệu chứng nghiêm trọng của u nang buồng trứng

Những triệu chứng trên có thể cho thấy u nang đã bị vỡ hoặc xoắn buồng trứng. Cả hai biến chứng này đều có khả năng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị sớm. 

U nang buồng trứng có nguy hiểm không? 

Trong một số trường hợp nhất định, u nang buồng trứng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây: 

Xoắn u nang

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng hiếm gặp của u nang buồng trứng. Tình trạng này xảy ra khi một khối u nang lớn làm cho buồng trứng bị xoắn lại hoặc di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. 

Biến chứng xoắn u nang có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến buồng trứng, nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ gây tổn thương hoặc làm chết các mô buồng trứng. Mặc dù không phổ biến, nhưng xoắn u nang buồng trứng chiếm gần 3% các ca phẫu thuật phụ khoa khẩn cấp. 

Vỡ u nang 

Ngoài biến chứng nguy hiểm trên, u nang buồng trứng không được điều trị sớm có thể gây vỡ u nang, khiến người bệnh đau dữ dội và chảy máu trong. Vấn đề này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và đe dọa nghiêm trọng tới tính mạnh của bệnh nhân. 

U nang chèn ép các cơ quan lân cận 

Khi khối u nang buồng trứng phát triển ngày càng lớn có thể chèn ép vào các cơ quan lân cận như trực tràng và bàng quang. Nếu u chèn ép vào trực tràng sẽ gây ra tình trạng táo bón, chèn ép vào bàng quang khiến người bệnh bị đái rắt. 

Đối với khối u nang buồng trứng to và tiến triển âm thầm trong nhiều năm làm chiếm hết không gian ổ bụng có thể gây chèn ép niệu quản, dẫn đến ứ nước bể thận. Nếu khối u nang chèn vào tĩnh mạch chủ dưới sẽ gây phù, cổ trướng và tuần hoàn bàng hệ. 

u-nang-buong-trung-chen-ep-vao-tinh-mach-chu-duoi-gay-co-truong.webp

U nang buồng trứng chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây cổ trướng 

Nhiễm khuẩn nang 

Biến chứng nhiễm khuẩn nang thường xảy ra khi người bệnh đang mắc phải tình trạng xoắn nang. Nhiễm khuẩn nang thường có các biểu hiện như nang to lên và dính vào những tiểu khung xung quanh, cần được điều trị sớm để không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. 

Chảy máu trong nang

Chảy máu trong nang là một biến chứng phổ biến khác của u nang buồng trứng. Khi một mạch máu trong nang bị vỡ, máu sẽ chảy tràn vào nang và khiến u nang to lên. Tình trạng xuất huyết u nang buồng trứng này đôi khi cần được phẫu thuật và theo dõi để tránh gây nguy hiểm cho buồng trứng. 

XEM THÊM: Bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

U nang buồng trứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến chị em khó mang thai. Dưới đây là hai tình trạng sức khoẻ gây u nang buồng trứng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, bao gồm: 

Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi niêm mạc tử cung (dạ con) phát triển ở bên ngoài tử cung. U nang do lạc nội mạc tử cung gây ra còn được gọi là u nội mạc tử cung. 

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hoặc khó mang thai. Phụ nữ bị PCOS thường có nhiều u nang nhỏ ở trên buồng trứng. 

u-nang-buong-trung-do-pcos-co-the-anh-huong-den-kha-nang-sinh-san.webp

U nang buồng trứng do PCOS có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 

Trong trường hợp phát hiện u nang buồng trứng khi mang thai, khối u nang có thể bị vỡ hoặc xoắn, gây ra các vấn đề trong quá trình sinh nở. Vì vậy, phụ nữ cần khám thai định kỳ để phát hiện sớm hoặc theo dõi bất cứ tình trạng u nang buồng trứng nào trong thời kỳ mang thai. 

Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng 

Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị giúp thu nhỏ hoặc loại bỏ u nang buồng trứng nếu nó không tự biến mất hoặc thậm chí phát triển lớn hơn. 

Sử dụng thuốc 

Nếu bệnh nhân bị u nang buồng trứng tái phát, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai để ngừng rụng trứng và ngăn chặn sự phát triển của các khối u nang mới. Ngoài ra, uống thuốc tránh thai cũng giúp giảm được nguy cơ mắc ung thư buồng trứng – một tình trạng thường gặp phải ở phụ nữ sau mãn kinh. 

Nội soi ổ bụng 

Nếu u nang buồng trứng có kích thước nhỏ và kết quả từ xét nghiệm hình ảnh loại trừ được yếu tố ung thư, bác sĩ có thể tiến hành nội soi ổ bụng để phẫu thuật cắt bỏ u nang. Với quy trình phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở gần rốn để quan sát bên trong vùng xương chậu và loại bỏ u nang.  

Phẫu thuật mở bụng 

Nếu bệnh nhân có một u nang với kích thước lớn, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u nang thông qua một vết rạch lớn ở bụng. Trong trường hợp tiến hành sinh thiết và xác định u nang là ung thư, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ tử cung để loại bỏ buồng trứng và tử cung của người bệnh. 

loai-bo-u-nang-buong-trung-bang-phau-thuat-noi-soi-o-bung.webp

Loại bỏ u nang buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng 

XEM THÊM: NOTE NGAY: 3 cách chữa u nang buồng trứng tại nhà
 

Cách phòng ngừa u nang buồng trứng ở phụ nữ

Mặc dù không có cách nào giúp ngăn ngừa u nang buồng trứng, tuy nhiên khám phụ khoa định kỳ có thể giúp phụ nữ phát hiện sớm căn bệnh này. 

U nang buồng trứng lành tính không có nguy cơ trở thành ung thư, nhưng một số triệu chứng của nó có thể giống với ung thư buồng trứng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu có các triệu chứng đáng chú ý như ăn mất ngon, đau vùng chậu liên tục, giảm cân không rõ lý do, đầy bụng và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 

Để làm giảm nguy cơ mắc u nang buồng trứng, chị em nên thực hiện một số cách sau: 

  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, hạn chế tiêu thụ những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hoà, mỡ động vật và protein. 
  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc và các thực phẩm giàu vitamin A. 
  • Uống nước và các chất lỏng khác đầy đủ mỗi ngày. 
  • Kiểm tra chức năng của tuyến giáp. 
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ. 
  • Tăng cường thực hiện các hoạt động thể chất nhằm nâng cao sức đề kháng. 
  • Không hút thuốc lá và kiểm soát cân nặng phù hợp. 

Bên cạnh những biện pháp trên, phụ nữ có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ và ngăn ngừa u nang buồng trứng như Nga Phụ Khang

Nga Phụ Khang được bào chế dưới dạng viên nang, với công thức kết hợp từ 4 loại thảo dược quý: Trinh nữ hoàng cung, khương hoàng, hoàng cầm và hoàng kỳ. Những thành phần thảo dược này giúp hỗ trợ làm giảm sự tiến triển của u nang buồng trứng và các bệnh phụ khoa khác. 

ho-tro-dieu-tri-u-nang-buong-trung-bang-nga-phu-khang.webp

Hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng bằng Nga Phụ Khang 

Bên cạnh đó, Nga Phụ Khang cũng giúp chị em cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, điều hoà khí huyết và ngăn ngừa u nang buồng trứng. Để hỗ trợ phòng bệnh và tăng sức đề kháng, bạn nên uống sản phẩm này 3 lần/ngày và mỗi lần 2 viên (nên uống trước khi ăn 30 phút). 

Trong trường hợp sử dụng Nga Phụ Khang để hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng hoặc các bệnh phụ khoa khác, chị em nên uống mỗi lần 3 viên và 3 lần/ngày. Sản phẩm có thể phát huy tác dụng hiệu quả nhất nếu được sử dụng liên tục một đợt từ 2 – 3 tháng. 

Nhìn chung, u nang buồng trứng thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể gây ra các biến chứng nặng cho người bệnh và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở nếu mắc phải trong thai kỳ. Tốt nhất, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm u nang buồng trứng. 

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cysts/symptoms-causes/syc-20353405

https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/ovarian-cysts

https://www.healthline.com/health/ovarian-cysts 

https://www.medicinenet.com/ovarian_cysts/article.htm#what_should_i_know_about_ovarian_cysts